Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Học phí đại học chạm trần, các trường loay hoay tự chủ
Sau hai năm giữ nguyên, nhiều trường đại học đồng loạt tăng học phí cho khóa tuyển sinh 2023. Trong khi đó, không ít trường đại học chưa công khai mức học phí.

Cuộc đua tăng học phí đại học

Theo nghị định 81 của Chính phủ về quản lý học phí, năm học 2022 - 2023, mức trần học phí đại học chưa tự chủ dao động từ 13,5 - 27,6 triệu đồng/năm học (10 tháng). Các trường đại học tự chủ có mức học phí cao hơn từ 2 - 2,5 lần so với các trường chưa tự chủ.

Hai năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường không tăng học phí. Do đó, nếu so với mức học phí năm 2020, học phí khóa 2023 của nhiều trường còn tăng lên rất nhiều.

Ghi nhận của Người Đưa Tin cho thấy, mức học phí dự kiến cho năm học tới của nhiều trường đại học gần chạm trần. Khoa Y - Đại học Quốc gia Tp.HCM dự kiến học phí các ngành y khoa, dược, răng hàm mặt và y học cổ truyền là 55 triệu đồng, tăng 6 triệu đồng so với năm học trước.

Riêng ngành điều dưỡng có mức tăng ít hơn, từ 37 lên 40 triệu đồng/năm. Mức thu này thấp hơn mức trần quy định từ vài trăm nghìn đồng đến 1,8 triệu đồng/năm.

Trong khi đó, năm nay Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM không công bố mức học phí dự kiến cho từng năm học như những năm trước, chỉ công bố đơn giá cho mỗi tín chỉ đào tạo. Tuy vậy, đơn giá này cũng cao hơn nhiều so với khóa tuyển 2022.

Cụ thể, năm đầu tiên, trường thu 940.000 đồng/tín chỉ, năm hai 1,1 triệu đồng, năm ba 1,24 triệu đồng và năm thứ tư 1,4 triệu đồng/tín chỉ. Mức học phí các học phần thực hành, đồ án, thực tế... mức học phí mỗi tín chỉ cao hơn.

Nếu năm học tới không có gì thay đổi, dự kiến Trường Đại học Luật Tp.HCM sẽ tăng mạnh học phí. Học phí hiện tại của trường khoảng 18 triệu đồng/năm. Theo đề án học phí của năm học 2021 - 2022 và những năm tiếp theo của trường, năm học 2023 - 2024, học phí hệ đại trà của trường sẽ tăng lên 35.250.000 đồng.

Đại diện Trường Đại học Luật Tp.HCM cho biết, đề án học phí của trường được xây dựng và phê duyệt đúng quy định. Tuy nhiên hai năm qua, cơ quan quản lý có văn bản yêu cầu không tăng học phí nên trường chưa thực hiện tăng học phí theo lộ trình. Ba năm qua học phí của trường ở mức 18 triệu đồng/năm.

"Mức học phí này thấp hơn rất nhiều so với trường tư. Điều này dẫn đến nguy cơ trường bị chảy máu chất xám, không xây dựng đủ cơ sở vật chất phục vụ tốt nhất cho đào tạo. Do đó, nếu không có gì thay đổi hoặc yêu cầu không tăng học phí từ cơ quan quản lý, năm nay trường sẽ áp dụng chính sách học phí theo đề án học phí của trường", phía Trường Đại học Luật Tp.HCM nói.

Còn PGS.TS Phạm Tiến Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính Marketing Tp.HCM nhìn nhận: "Nếu không tăng học phí, nhà trường bị áp lực lớn để giữ chân giảng viên, đặc biệt với những trường tự chủ nhưng chi phải chi thường xuyên áp dụng Luật Đầu tư công, Luật Quản lý tài sản công, Luật Ngân sách Nhà nước".

Bài toán tự chủ không dễ dàng

Thời gian qua, việc giữ ổn định học phí đã gây khó khăn cho các cơ sở giáo dục trong cân đối nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất trong điều kiện kinh tế còn hạn chế, ngân sách chi thường xuyên bị cắt giảm hằng năm, nhất là đối với trường được tự chủ.

PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp.HCM chia sẻ: “Nhà trường khó khăn khi thực hiện tự chủ năm 2022. Ngân sách Nhà nước dành cho trường bị cắt, chỉ còn tiền lương cho đội ngũ giảng viên, cán bộ”.

Bà Lan cho rằng cần có giải pháp hài hòa, quan điểm tự chủ tách khỏi quản lý nhà nước ở mức nào cho phù hợp vì không phải ngành nào cũng có thể thu hút người học, có những ngành cần khuyến khích, hỗ trợ cũng như nhà trường còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị lâu dài. Vì nhiều ngành khoa học cơ bản với mức học phí thấp như hiện nay đã khó thu hút người học, nếu tự chủ, học phí lên đến hàng chục triệu đồng sẽ rất khó khăn.

Theo ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT, chưa có một nền giáo dục đại học nào thành công theo mô hình “tự túc”. Dù đầu tư từ nguồn nào thì một trong các yếu tố để đảm bảo chất lượng là chi phi đào tạo/sinh viên phải đủ lớn.

“Hiện nay mức chi phí trung bình đào tạo đại học ở Việt Nam dưới 1.000 USD/năm/sinh viên, chỉ bằng 1/20 chi phí của Australia. Vì vậy, trong các năm tới, Việt Nam cần phải nâng chi phí đào tạo lên, từ nhiều nguồn để lên gấp 5 con số này trong 10 năm tới (tương đương với Thái Lan và bằng 5-10% Mỹ, Australia hiện nay) để có điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo ở mức tối thiểu. Tự chủ đại học cần phải góp phần giải quyết vấn đề này”, ông Tùng nhận định.

TS. Lê Trường Tùng cho rằng, do ngân sách hạn chế, Việt Nam chỉ có thể tăng chi phí đào tạo/sinh viên theo 3 cách.

Thứ nhất là thực hiện lộ trình tự chủ gắn với lộ trình tăng học phí trường công như hiện nay.

Thứ hai là tăng tỷ trọng sinh viên trường tư song song với giảm tỉ trọng sinh viên trường công để tối ưu việc sử dụng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đại học.

Thứ ba là chính sách tín dụng - vay tương lai tiêu cho hiện tại.

Tuy nhiên, việc tăng học phí quá nhiều là không thể, cho nên sẽ đến lúc phải dùng đến cách giới hạn sinh viên trường công từ khoảng 85% hiện nay xuống còn khoảng 65% là tạm ổn (chẳng hạn mỗi năm giảm 5% chỉ tiêu trường công), cũng để tỷ lệ sinh viên trường công - trường tư tương xứng với các nước khác trong khu vực. Bên cạnh đó, chính sách tín dụng cũng cần có giải pháp và cách đi phù hợp vì liên quan đến cả tín dụng đầu tư và tín dụng sinh viên.
DanQuyen.com (Theo nguoiduatin.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Nữ sinh đầu tiên giành vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia 2023 (16-04-2023)
    Sai lầm trong việc giáo dục con mà nhiều cha mẹ mắc phải (15-04-2023)
    Thí sinh lỡ kỳ thi chứng chỉ TOPIK vì không đến trước 30 phút (10-04-2023)
    Thầy giáo ở Mỹ bị sa thải vì yêu cầu học sinh viết cáo phó (08-04-2023)
    Căng thẳng giữa tự nhiên và văn hóa (03-04-2023)
    Sinh viên Việt đạt giải thi tìm kiếm công nghệ quan trắc sông Mekong (03-04-2023)
    Thủ tướng thăm, trao quà cho làng SOS Nha Trang và trẻ mồ côi do COVID-19 (01-04-2023)
    Giải thưởng Toán học Abel năm 2023 đã có chủ (22-03-2023)
    Những chàng trai 'Vàng' Olympic quốc tế (22-03-2023)
    Cậu bé học đến kiến thức cấp 3 khi mới 8 tuổi (18-03-2023)
    Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023: Bộ GD-ĐT chưa công bố lịch thi chi tiết từng ngày (01-03-2023)
    AI và nan đề của giáo dục (01-03-2023)
    Vụ tiến sĩ luật Đặng Anh Quân bị bắt: Trường ĐH Luật TP.HCM ra thông cáo báo chí (27-02-2023)
    Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lý giải gì về giá sách giáo khoa cao? (15-02-2023)
    Chưa sắp xếp được nơi học, 300 học sinh chưa thể đến trường sau Tết (09-02-2023)
    Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (02-02-2023)
    Thầy hiệu trưởng thầm lặng cống hiến cho giáo dục vùng cao Hua Bum (31-01-2023)
    Người Việt thứ 2 giành giải thưởng Toán học sau giáo sư Ngô Bảo Châu (28-01-2023)
    Nam sinh đầu tiên giành điểm tuyệt đối phần thi yêu cầu tốc độ và chính xác của Olympia 23 (16-01-2023)
    Một bức ảnh làm thay đổi kỳ thi đại học Nhật Bản (15-01-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152824451.